Nỗi sợ bị bỏ rơi là nỗi sợ hãi mang tính tràn ngập nhưng cũng mang tính không chính đáng rằng người mà bạn yêu thương sẽ rời xa bạn về mặt cảm xúc hoặc thể lý.
Nỗi sợ bị bỏ rơi là một hiện tượng phức hợp có thể bắt nguồn từ nhiều trải nghiệm đa dạng trong quá trình sự phát triển bao gồm mất mát và sang chấn. Nỗi sợ này đã được nghiên cứu với rất nhiều những góc tiếp cận.
Các học thuyết đằng sau lý giải cho việc tại sao có sự xuất hiện của nỗi sợ bị bỏ rơi bao gồm những gián đoạn trong quá trình phát triển bình thường về mặt khả năng nhận thức và cảm xúc, những thách thức đối với những mối quan hệ trong quá khứ, và những trải nghiệm khó khăn trong cuộc sống khác.
Mặc dù đây không phải là một loại ám sợ, nhưng nỗi sợ bị bỏ rơi được xem là một trong những nỗi sợ hãi phổ biển và mang tính đe dọa nhất. Những người sợ bị bỏ rơi có xu hướng thể hiện những khuôn mẫu hành vi và cách thức suy nghĩ ảnh hưởng đến những mối quan hệ trong đời sống của họ. Đến sau cùng, những cách thức ứng phó kém thích nghi có thể dẫn đến sự bỏ rơi mà họ sợ hãi, nỗi sợ hãi này có tính phá hủy.
Các triệu chứng của nỗi sợ bị bỏ rơi
Gắn bó nhanh chóng – ngay cả với những đối tác hoặc mối quan hệ không nghiêm túc.
Thất bại trong việc cam kết và có rất ít những mối quan hệ lâu dài.
Tiếp tục những mối quan hệ tiếp theo một cách nhanh chóng để đảm bảo rằng bạn sẽ không quá gắn bó trong một mối quan hệ.
Mục đích làm hài lòng người khác.
Tham gia vào hoạt động tình dục không mong muốn ( điều này phổ biến ở phụ nữ)
Ở lại trong những mối quan hệ không lành mạnh.
Khó khăn trong việc khó làm hài lòng và hay soi mói.
Có khó khăn trong những trải nghiệm cảm xúc thân mật.
Cảm thấy không an toàn và không xứng đáng được yêu thương.
Thấy cái khó trong việc tin tưởng người khác.
Cũng thường xuyên ganh tị với mọi người mình gặp.
Trải nghiệm những cảm giác nặng nề của nỗi lo âu bị chia cắt.
Có những cảm giác của lo âu lan tỏa và trầm cảm.
Xu hướng suy nghĩ nhiều và làm việc cật lực để tìm ra những ý nghĩa tiềm ẩn.
Thường rất nhạy cảm với sự chỉ trích.
Chứa đựng những cơn giận bị dồn nén và có những khó khăn trong việc kiểm soát
Ở trong sự trách móc bản thân mình thường xuyên.
Theo hiệp hội trầm cảm và lo âu của Hoa Kỳ: Hàng triệu người gặp khó khăn với nỗi sợ hãi. Thực tế, gần 10% người ở Hoa Kỳ mắc phải một vài chứng ám sợ nào đó.
Những nguyên nhân của nỗi sợ bị bỏ rơi
Rất nhiều học thuyết xung quanh nguồn gốc của rối loạn. Về mặt tổng quan, những nhà tâm lý học cho rằng nỗi sợ bị bỏ rơi đến từ những trải nghiệm, niềm tin và khái niệm chúng ta đã tiếp nhận khi còn là đứa trẻ. Một đứa trẻ bị từ chối những nhu cầu căn bản, thiết yếu như xúc chạm về thể lý, kết nối cảm xúc, sự an toàn, sẽ học cách không tin tưởng vào sự tồn tại của những nhu cầu trên trong suốt tuổi trưởng thành.
Ví dụ về những trải nghiệm có thể đóng góp vào nỗi sợ bị bỏ rơi bao gồm
Xâm hại
Bỏ rơi
Xao nhãng
Cái chết của người thương
Khoảng cách về mặt cảm xúc với cha mẹ hoặc người chăm sóc
Sự kiên định của đối tượng (Object Constancy)
Trong lý thuyết quan hệ đối tượng ( một nhánh của phân tâm học theo Freud), một “đối tượng” trong tâm trí của một người là một người, một phần của một người hoặc một điều gì đó đại diện cho một người hoặc người khác. Sự kiên định của đối tượng là một khái niệm cho rằng trải nghiệm của một người về cơ bản không có sự thay đổi khi một người khác vắng mặt về mặt vật lý.
Điều này liên quan đến ý tưởng về tính lâu dài của đối tượng được nghiên cứu đầu tiên bởi nhà tâm lý học phát triển Jean Piaget. Trẻ sơ sinh học được rằng đối tượng vật lý tiếp tục tồn tại ngay cả khi chúng nằm ngoài tầm nhìn.
Sự kiên định của đối tượng thường phát triển trước 3 tuổi. Khi trẻ lớn lên và trưởng thành, những giai đoạn chia cắt kéo dài hơn và thường do trẻ tự tạo ra – ví dụ, khi trẻ đến trường hoặc đến nhà bạn chơi vào cuối tuần. Một đứa trẻ có được sự kiên định của đối tượng ổn định sẽ hiểu được những mối quan hệ quan trọng không bị hủy hoại bởi thời gian xa nhau.
Các sự kiện sang chấn có thể làm gián đoạn sự kiên định của đối tượng. Cái chết và ly hôn là những nguyên nhân phổ biến, nhưng ngay cả những tình huống dường như không có gì quan trọng đối với người trưởng thành cũng có thể ảnh hưởng trong những hiểu biết quan trọng về khía cạnh này.
Ví dụ, những đứa trẻ bị bố mẹ bỏ bê, bố mẹ ở trong quân đội hoặc bố mẹ có ít thời gian dành cho họ thì cũng có nguy cơ gián đoạn về sự kiên định của đối tượng.
Cổ mẫu và huyền thoại học
Huyền thoại học được lấp đầy bởi những câu chuyện về những người tình bị bỏ rơi hoặc bị chối bỏ, chủ yếu là những người đàn bà trao trọn cuộc đời của họ vào tay của người bạn đời để rồi bị bọ lại phía sau khi người yêu ra đi để chinh phục thế giới.
Một vài nhà tâm lý học, ví dụ như Carl Jung cho rằng những huyền thoại hay truyền thuyết này đã trở thành một phần của vô thức tập thể. Trong một vài mức độ, chúng ta đã nội hóa những cổ mẫu nhất định và những câu chuyện, sau đó làm cho chúng trở thành một phần trong thế giới quan của chúng ta.
Theo Jung, chúng ta có một huyền thoại cá nhân không chia sẻ với người khác nhưng nằm sâu trong trong cốt lõi của chúng ta. Nó bao gồm những diễn giải của chúng ta về vô thức tập thể thông qua bộ lọc trải nghiệm của chính chúng ta.
Từ góc nhìn này, nỗi sợ bị bỏ rơi được kết nối với những huyền thoại phổ quát nhưng mức độ nghiêm trọng phụ thuộc vào kí ức cá nhân của chúng ta.
Những trải nghiệm trong quá khứ
Qua thời gian khi chúng ta lớn lên, hầu hết chúng ta đã trải qua những thay đổi quan trọng – cái chết của một người thương, một người bạn đi xa, một sự kết thúc của mối quan hệ, một sự chuyển đổi từ trung học lên đại học rồi kết hôn sau đó là làm cha mẹ. Mặc dù hầu hết chúng ta thích nghi để tương thích với tình huống, nhưng việc mắc kẹt ở đâu đó trong quá trình đau buồn cũng là phổ biến.
Nếu bạn từng trải qua sự bỏ rơi đột ngột hoặc sang chấn, ví dụ như mất đi một ai đó vì bạo lực hoặc bi kịch, bạn có thể gia tăng nguy cơ phát triển nỗi sợ này.
Những ảnh hưởng của nỗi sợ bị bỏ rơi
Nỗi sợ bị bỏ rơi có mức độ cá nhân hóa rất cao. Một vài người sợ mất người tình. Những người khác sợ bị bỏ rơi trong những mối quan hệ khác.
Một mối quan hệ điển hình liên quan đến người có vấn đề bị bỏ rơi có thể đi qua những giai đoạn sau
Tìm hiểu
Trong điểm này, bạn cảm thấy tương đối an toàn. Bạn chưa đặt cảm xúc lên người khác, nên bạn tiếp tục sống cuộc sống của riêng mình trong lúc tận hưởng khoảng thời gian bên nhau
Giai đoạn trăng mật
Bạn chọn cam kết, sẵn lòng bỏ qua những dấu hiệu đỏ hoặc vàng vì các bạn đang rất hợp nhau. Bạn bắt đầu dành thời gian cho người đó và bạn luôn cảm thấy thoải mái với chính mình. Bạn bắt đầu cảm thấy an toàn.
Mối quan hệ chân thực
Những sự kiện cuộc sống dự phần vào. Ai đó bị bệnh, gia đình gặp khó khăn, làm việc mệt nhọc trong nhiều giờ, lo lắng về tiền, và cần thời gian để hoàn thành. Mặc dù điều này là bình thường, những bước tích cực trong mối quan hệ, nó có thể khiến cho một người sợ bị bỏ rơi hiểu nhầm rằng bạn đang xa cách. Nếu bạn có nỗi sợ này, bạn đang tự chiến đầu với chính mình và cố gắng hết sức để không bộc lộ lo lắng này vì sợ bị cho là đang đeo bám đối phương.
Sự nhỏ nhặt
Một sự nhỏ nhặt xảy ra – một tin nhắn không trả lời, một cuộc gọi không được phản hồi, hoặc một yêu cầu được ở một mình trong vài ngày
Phản ứng của người thương
Điều gì xảy ra tiếp theo gần như được quyết định bởi nỗi sợ bị bỏ rơi của bạn, với mức độ nghiêm trọng của nó, và cách đương đầu của bạn. Với bạn, điều này giống như thể người thương của bạn không còn yêu bạn nữa. Trong thực tế, người thương của bạn không trả lời tin nhắn bởi vì họ đang lái xe, hoặc bận rộn,…
Một vài người giải quyết điều này bằng cách đeo bám và đòi hỏi, khăng khăng rằng người thương của họ phải chứng minh tình yêu của họ bằng việc trải qua những thử thách để chứng minh tình yêu (jumping through hoops). Những người khác bỏ chạy, từ chối người thương trước khi bị từ chối. Vẫn có những người khác cho rằng mấy chuyện nhỏ nhặt là lỗi của họ và nỗ lực để chuyển hóa chính họ để trở thành “người tình hoàn hảo” để ngăn chặn sự đổ vỡ.
Trong một mối quan hệ lành mạnh, cả hai phía đều cần nhận thức về tình huống như nó là : một sự kiện có thể tác động ít hoặc không tác động tí gì với mối quan hệ. Hoặc họ có thể đón nhận sự khó chịu bằng một cuộc thảo luận nhẹ nhàng hoặc tranh luận ngắn. Dù sao đi nữa, một sự nhận thức đơn lẻ về một điều nhỏ nhặt không trở thành một ảnh hưởng chi phối đến cảm nhận của đối phương trong một mối quan hệ lành mạnh.
Phản ứng của đối phương
Sự thay đổi đột ngột trong tính cách của bạn dường như nằm ngoài khả năng hình dung của đối phương. Người thương của bạn có thể chẳng hiểu tại sao sự tự tin, thoải mái trước đây biến đâu mất mà thay vào đó là đeo bám, đòi hỏi khiến họ phải chú ý, hoặc hoàn toàn rời xa.
Cũng như những ám sợ khác, không ai có thể dễ dàng nói ra với ai đó về nỗi sợ bị bỏ rơi. Dù họ có trấn an bao nhiêu thì đều là không đủ. Cuối cùng, những khuôn mẫu hành vi của họ và những phản ứng không thể nguôi ngoai của họ có thể đẩy người khác ra xa, dẫn họ đến nỗi sợ mà họ muốn tránh né nhất.
Đương đầu với nỗi sợ bị bỏ rơi
Nếu nỗi sợ hãi của bạn nhẹ và được kiểm soát tốt, bạn có thể xử lý nó đơn giản bằng cách tìm hiểu về xu hướng của bản thân và học các chiến lược hành vi mới. Tuy nhiên, đối với hầu hết mọi người, nỗi sợ bị bỏ rơi bắt nguồn từ những vấn đề sâu xa khó có thể làm sáng tỏ một mình.
Mặc dù bản thân việc điều trị nỗi sợ này là rất quan trọng, nhưng việc xây dựng cảm giác thân thuộc cũng rất cần thiết. Thay vì tập trung tất cả năng lượng và sự tận tâm của bạn vào một đối tác duy nhất, hãy tập trung vào việc xây dựng một cộng đồng. Không ai có thể giải quyết tất cả các vấn đề của chúng ta hoặc đáp ứng tất cả các nhu cầu của chúng ta. Nhưng một nhóm vững chãi gồm vài người bạn thân có thể đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.
Nhiều người mắc chứng sợ bị bỏ rơi nói rằng họ chưa bao giờ cảm thấy mình có một “bộ lạc” hay một “bầy đàn” khi lớn lên. Vì bất cứ lý do gì, họ luôn cảm thấy “khác lạ” hoặc bị ngắt kết nối với những người xung quanh. Nhưng tin tốt là không bao giờ là quá muộn.
Dù bạn đang ở giai đoạn nào trong cuộc sống, điều quan trọng là bạn phải bao quanh mình với những cá nhân có cùng chí hướng. Lập danh sách sở thích, niềm đam mê và ước mơ hiện tại của bạn. Sau đó tìm những người có cùng sở thích với bạn.
Mặc dù đúng là không phải ai có cùng sở thích sẽ trở thành bạn thân, nhưng sở thích và ước mơ là bước đệm tuyệt vời để xây dựng một mạng lưới hỗ trợ vững chắc. Làm việc theo đam mê của bạn cũng giúp xây dựng sự tự tin và niềm tin rằng bạn đủ mạnh mẽ để đương đầu với bất cứ điều gì mà cuộc sống mang đến cho bạn.
Nguồn: https://www.verywellmind.com/fear-of-abandonment-2671741
Tác giả: Lisa Fritscher
Review bởi: Dr. Steven Gans – MD